Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận thể hiện sự tán thành về tính đúng đắn trong lời dạy của Lê-nin. Từ thông điệp được gợi ra qua câu danh ngôn: Học, học nữa, học mãi
Dàn ý NLXH trình bày ý kiến tán thành về câu danh ngôn ” Học, học nữa, học mãi “
Mở bài:
Nêu lí do muốn chia sẻ vấn đề đời sống cần bàn luận trong bài nghị luận (bày tỏ thái độ tán thành)
Việc học tập của mỗi người trong suốt cuộc đời là vô cùng quan trọng nên rất tán thành với tính đúng đắn qua lời dạy của Lê-nin.
Trong cuộc sống, không có con đường nào dẫn đến thành công lại trải đầy hoa hồng. Dù là ai, làm nghề gì, ở lứa tuổi nào thì cũng đều phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện để trưởng thành và vững bước trong cuộc đời. Chính vì vậy, em rất tâm đắc với lời dạy của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. Đây không chỉ là một lời nhắc nhở mà còn là một chân lý sống vô cùng sâu sắc, khẳng định vai trò quan trọng và cần thiết của việc học đối với con người.
Thân bài:
– Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?
Học tập là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Câu nói khuyên ta luôn phải nỗ lực học tập, không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội.
– Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?
Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người đê mở mang hiểu biết của mình. Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thảo mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. – Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?
+ Ý 1: Khía cạnh thứ nhất thể hiện tán thành (lí lẽ, bằng chứng): Dẫn chứng về những nhân vật nổi tiếng luôn có tinh thần: Học, học nữa, học mãi
– Nguyễn Hiền là trạng nguyên đầu tiên và cũng là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta. Ông từ nhỏ đã không có điều kiện đi học nên lân la ở cửa các lớp học để học ké bài. Bằng sự ham hỏi hỏi, tìm tòi, ông đã đỗ trạng khi chỉ mới 12 tuổi.
– Bác Hồ là tấm gương sáng của tinh thần học tập không ngừng nghỉ. Bác có khả năng thông thạo 30 ngoại ngữ khác nhau. Khi bôn ba tìm đường cứu nước, Bác luôn tranh thủ học từng tí một: viết từ mới lên cánh tay, dán giấy khắp nơi,… Bằng cách đó, Bác có thể giao tiếp với tất thảy bạn bè trên thế giới, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
+ Ý 2: Khia cạnh thứ hai thể hiện tán thành (li lẽ, bằng chứng): Tại sao cần “Học, học nữa, học mãi”?
– “Bể học vô hạn” nên ta cần tiếp thu tri thức một cách không ngừng nghỉ mới theo kịp trình độ phát triển của nhân loại.
– Sự cố gắng học tập không ngừng nghỉ sẽ giúp ta tiếp thu được nhiều tri thức, nâng cao tầm hiểu biết, là nền tảng để làm việc hiệu quả, có năng suất hơn người khác.
– Tri thức được mở rộng không chỉ có lợi cho công việc của bản thân mà còn giúp mọi người nhìn bạn với cái nhìn khác: tôn trọng, ngưỡng mộ.
– Nếu không học sẽ tự đánh lùi bản thân so với tiến độ học tập của xã hội. Bàn luận mở rộng:
Những cách học sai lầm:
+ Học liên tục nhưng không có phương pháp học đúng đắn khiến việc học trở nên vô ích: học tủ, học vẹt.
+ Học vì lợi ích chứ không phải vì người khác: học vì nghĩ bị cha mẹ ép buộc, học chỉ chăm chăm quan tâm đến điểm số,… và vào tổng
+ Một số bạn trẻ hiện nay coi thường việc học, chểnh mảng những giờ học trên lớp, đi làm rồi chểnh mảng việc nâng cao tay nghề, kiến thức.
– Bài học nhận thức và hành động:
+ Nắm vững kiến thức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để có nền tảng học những điều cao hơn.
+ Biết chọn lọc kiến thức phù hợp với trình độ tiếp nhận của bản thân.
+ Biết lập mục tiêu học tập và tu dưỡng quyết tâm để thực hiện mục tiêu đó.
+ Học ở đây không chỉ là kiến thức sách vở mà còn là học kĩ năng sống, còn ngồi
trên ghế nhà trường thì không chỉ học từ sách mà còn học thầy cô, bạn bè; đi làm rồi vẫn cần phải học, học từ đồng nghiệp, học từ mọi người trong xã hội.
Kết bài:
Rút ra ý nghĩa của ý kiến được tán thành.
+ Khẳng định tính đúng đắn của câu nói “Học, học nữa, học mãi”.
+ Liên hệ với bản thân: trách nhiệm học tập, tìm tòi tri thức để hoàn thiện mình, trở thành một công dân có ích cho cộng đồng và xã hội.
Qua lời dạy của Lê-nin, em càng nhận ra rằng tri thức là hành trang không thể thiếu trong suốt cuộc đời mỗi người. “Học, học nữa, học mãi” không chỉ là một câu nói mà là kim chỉ nam giúp chúng ta vươn tới ước mơ, vượt qua khó khăn và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Là học sinh, em hiểu rằng mình cần không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để sau này có thể đóng góp công sức nhỏ bé vào sự phát triển của xã hội.