Tư tưởng đạo lý

NLXH Bàn luận về câu nói của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

Đề bài: Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết  (Nguyễn Ngọc Ký)

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lời tâm sự trên.

Dàn ý NLXH Bàn luận về câu nói của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

A. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo. Có người khiếm khuyết về hình thức, cơ thể; có người lại khiếm khuyết về tâm hồn.

– Dẫn dắt và trích dẫn câu nói: “Khiếm khuyết trên cơ thể không đáng sợ, khiếm khuyết trong tâm hồn mới đáng sợ” của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo. Có người không may mắn mang trên mình những khiếm khuyết về hình thức, cơ thể; có người lại mang trong mình những khiếm khuyết vô hình của tâm hồn. Từ trải nghiệm cuộc đời và nghị lực phi thường của chính mình, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã để lại một câu nói sâu sắc: “Khiếm khuyết trên cơ thể không đáng sợ, khiếm khuyết trong tâm hồn mới đáng sợ.” Câu nói ấy đã gợi mở cho chúng ta những suy ngẫm sâu xa về giá trị thực sự của con người.

B. Thân bài

1. Giải thích câu nói

– “Khiếm khuyết”: sự thiếu hụt, không hoàn thiện.

-“Khiếm khuyết trên cơ thể”: dị tật, tàn tật, bệnh tật. Có thể chữa trị bằng y học, hoặc vượt qua bằng ý chí nghị lực.

-“Khiếm khuyết trong tâm hồn”: lệch lạc về đạo đức, thiếu nhân cách, ích kỷ, vô cảm, làm tổn thương người khác.

-So sánh hai loại khiếm khuyết: Nguyễn Ngọc Ký đề cao vai trò của đời sống tâm hồn, khẳng định nhân cách và tình yêu thương mới là điều làm nên giá trị con người.

2. Bàn luận

– Khiếm khuyết trên cơ thể không đáng sợ:

+Khuyết tật có thể do bẩm sinh, tai nạn, bệnh tật… nhưng nhiều người đã vượt lên số phận, sống có ý nghĩa, góp phần làm đẹp cho đời.

– Khiếm khuyết trong tâm hồn mới đáng sợ:

+Do thiếu chuẩn mực đạo đức, ích kỷ, vô cảm, ganh ghét, đố kị, dối trá…

+Khó nhận diện và chữa trị. Một khi đã chai sạn thì chỉ còn cách thay đổi tận gốc để tìm lại sự trong sáng.

+Là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa nhân cách, tội ác, làm xã hội mất niềm tin.

Mở rộng bàn luận:

-Tâm hồn làm nên nhân cách, là ngọn lửa soi đường cho mỗi người.

-Bồi dưỡng tâm hồn là nhiệm vụ của cá nhân, gia đình và xã hội.

-Thời đại công nghệ hiện nay dễ làm con người sa vào lối sống thực dụng, ích kỷ. Cần nuôi dưỡng tình yêu thương, lòng nhân ái.

Bài học cho bản thân:

-Tự rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn đẹp, sống yêu thương và có trách nhiệm.

-Học tập nghị lực sống của những người khuyết tật nhưng nghị lực phi thường.

-Trân trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa, lan tỏa yêu thương đến mọi người.

C. Kết bài

-Khẳng định giá trị sâu sắc của câu nói: Đây là quan niệm đúng đắn, khuyên con người trau dồi tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, góp phần xây dựng xã hội nhân ái.

Sáng tạo: “Thiên chức của nhà văn là đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” (Nguyễn Minh Châu). Cũng như vậy, mỗi chúng ta hãy là người đi tìm và nuôi dưỡng những hạt ngọc trong tâm hồn chính mình và mọi người xung quanh.

Câu nói của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký không chỉ nhấn mạnh vai trò của tâm hồn mà còn là lời nhắc nhở mỗi chúng ta: hãy biết trau dồi nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, bởi đó là giá trị cốt lõi làm nên con người. Khi sống với một tâm hồn đẹp, ta không chỉ làm phong phú chính mình mà còn góp phần xây dựng xã hội nhân ái, yêu thương.

Bài văn NLXH Bàn luận về câu nói của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *