MỞ BÀI
Mở bài= dẫn dắt + nêu vấn đề
Gọi vấn đề được nêu trong đề bài là A |
||
Cách 1: Nếu ví cuộc sống là một bức tranh muôn màu muôn vẻ thì chắc hẳn ở đó sẽ có màu xanh của niềm tin, hi vọng, có sắc đỏ của tình cảm yêu thương, có sắc tím của sự thủy chung, gắn bó. Và thật may mắn/đáng buồn khi trong bức tranh ấy còn có + màu sắc tương ứng + của A | Nếu ví cuộc sống là một bức tranh muôn màu muôn vẻ thì chắc hẳn ở đó sẽ có màu xanh của niềm tin, hi vọng, có sắc đỏ của tình cảm yêu thương, có sắc tím của sự thủy chung, gắn bó. Và thật đáng buồn khi trong bức tranh ấy còn có màu đen xấu xí của thói quen vứt rác bừa bãi của con người hôm nay. (A) | |
Cách 2: Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là A. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ. | Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là thói quen xả rác bừa bãi của con người (A). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ. | |
Cách 3: Cuộc sống nằm ở trong tay chúng ta cũng giống như cây bút chì nằm trong tay người họa sĩ. Bức tranh cuộc đời có đẹp hay không là do những gì ta đã vẽ lấy. Sống không chỉ để ghi dấu sự có mặt của mình trên đời mà sống phải cho có ý nghĩa, vậy nên một trong những việc làm có ý nghĩa nhất trong cuộc đời mỗi con người là nhận ra được bài học có giá trị từ A | Cuộc sống nằm ở trong tay chúng ta cũng giống như cây bút chì nằm trong tay người họa sĩ. Bức tranh cuộc đời có đẹp hay không là do những gì ta đã vẽ lấy. Sống không chỉ để ghi dấu sự có mặt của mình trên đời mà sống phải cho có ý nghĩa, vậy nên một trong những việc làm có ý nghĩa nhất trong cuộc đời mỗi con người là nhận ra được bài học có giá trị từ vấn đề ô nhiễm môi trường trong cuộc sống ngày hôm nay. (A) | |
Cách 4: Nhà văn Phạm Lữ Ân từng viết: “Dẫu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu”. Thời gian là vô hạn, năm tháng của con người là hữu hạn chính vì thế những triết lý sống để có được một cuộc đời ý nghĩa luôn là điều mà chúng ta theo đuổi. Và A là một bài học như vậy. | Nhà văn Phạm Lữ Ân từng viết: “Dẫu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu”. Thời gian là vô hạn, năm tháng của con người là hữu hạn chính vì thế những triết lý sống để có được một cuộc đời ý nghĩa luôn là điều mà chúng ta theo đuổi. Và cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội (A) là một bài học như vậy. |
THÂN BÀI
Ý 1
Thân bài: khai triển vấn đề | ||
Giải thích, khẳng định vấn đề | Hiện tượng này được hiểu như thế nào? Mọi người quan niệm ra sao về hiện tượng này?
– Có 2 cách giải thích: +Giải thích nghĩa của từ qua việc cắt nghiã từ Hán Viêt.
+Giải thích nghĩa của từ qua việc tìm một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với hiện tượng được nêu |
Ví dụ: Bạo lực học đường: (Giải thích nghĩa dựa trên cắt nghãi từ Hán Việt)
+ Bạo lực: Sử dụng sức mạnh thể chất để thực hiện hành vi như: Đánh đập thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, … tác động đến thân thể của một người khiến họ bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần. + Học đường là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là học sinh, sinh viên. Tại đây học sinh, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo, giảng dạy những kiến thức văn hóa xã hội và rèn luyện thể lực, … để trở thành một người có ích cho xã hội. => Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh và sinh viên. -Ví dụ 2: Ô nhiễm môi trường (Giải thích nghĩa dựa trên tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa) +Tìm từ đồng nghĩa: Ô nhiễm: Bẩn, nhiễm độc, Môi trường: thế giới tự nhiên +Từ trái nghĩa: Ô nhiễm: Sạch sẽ (Chuyển thành không còn sạch) =>Ô nhiễm môi trường là môi trường tự nhiên bị nhiễm đọc, nhiễm bẩn, không còn sạch sẽ. |
Ý 2: Nêu thực trạng của vấn đề trong cuộc sống
Thực trạng | -Thông thường cần dùng số liệu, dẫn chứng, hình ảnh cụ thể, nhưng do có quá nhiều vấn đề mà có thể chúng ta không biết đến, nên cần dùng hai từ khóa sau: (Cần viết cả 2 ý dưới)
+ Hàng ngày, hàng giờ (vấn đề nghị luận) vẫn có xu hướng gia tăng và chưa có dấu hiệu giảm, ngay trong cuộc sống ta dễ dàng bắt găp (liệt kê các hình ảnh của vấn đề)… + Không khó để thấy nếu dạo qua các trang mạng xã hội chỉ cần gõ cụm từ (Vấn đề nghị luận) thì hàng trăm video, hàng nghìn hình ảnh, thông tin mới nhất (về vấn đề) sẽ hiện ra một cách rõ ràng, đầy đủ nhất. |
Ví dụ: Ô nhiễm môi trường + Hàng ngày, hàng giờ vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn có xu hướng gia tăng và chưa có dấu hiệu giảm, ngay trong cuộc sống ta dễ dàng bắt găp những bãi rác lớn nhỏ được mọc lên ở đường làng, ngõ xóm, ao hồ sông suối vẩn đục… + Không khó để thấy nếu dạo qua các trang mạng xã hội chỉ cần gõ cụm từ ô nhiễm môi trường thì hàng trăm video, hàng nghìn hình ảnh, thông tin mới nhất về hiện tượng này sẽ hiện ra một cách rõ ràng, đầy đủ nhất. |
Ý 3: Nêu nguyên nhân khách qua, chủ quan của A
Nguyên nhân | (Những hiện tượng trong đời sống luôn bắt nguồn từ những suy nghĩ, hành động của mọi người khi chịu ảnh hưởng từ điều kiện sống xung quanh. Sở dĩ có hiện tượng + A + là bởi….)
+Nguyên nhân khách quan (xã hội, môi trường sống…)
+Nguyên nhân chủ quan (suy nghĩ, hành vi, thái độ của những người liên quan) là gì?
|
Ví dụ: Về hiện tượng Ô nhiễm môi trường
Những hiện tượng trong đời sống luôn bắt nguồn từ những suy nghĩ, hành động của mọi người khi chịu ảnh hưởng từ điều kiện sống xung quanh. Sở dĩ có hiện tượng vứt rác bừa bãi như hiện nay:
+ Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Thói quen này có thể hình thành do lối sinh hoạt truyền lại từ những đời trước, hoặc chưa được giáo dục về việc để rác đúng nơi quy định cũng như nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường còn hạn chế. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. +Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh. |
Ý 4: Nêu tác động + dẫn chứng của A
Tác động |
-Từ vấn đề nghị luận ta sẽ xác định các tác động (ảnh hưởng của nó đối với tâm lí, sức khoẻ, mối quan hệ… đối với cá nhân mình và những người xung quanh)
+Tác động tích cực (Những tác động tốt): Khiến tâm lí vui vẻ, thoải mái, xây dựng đuọc những mối quan hệ tốt đẹp, là bài học trong quá trình trưởng thành. +Tác động tiêu cực (Tác động xấu): buồn chán, stress, các mối quan hệ không bền vững,….
⇒ Có những vấn đề sẽ ảnh hưởng cả tiêu cực và tích cực, nhưng có những vấn đề chỉ tác động một mặt nên cần suy nghĩ và lập luận chắc chắn khi ta trình bày.
– Dẫn chứng +Nhận xét: Cần tìm những dẫn chứng hợp lí với vấn đề nghị luận +Nhận xét về dẫn chứng liên quan đến vấn đề nghị luận. .(Làm theo hay không làm theo) |
Ví dụ: Xung đột trong gia đình ở lứa tuổi học sinh
– Tích cực: Khiến các thành viên trong gia đình hiểu rõ về nhau hơn, có thể nhận biết đuọc những áp lục, suy nghĩ của những người khác trong gia đình. – Tiêu cực: Khi có xung đột, người trong cuộc có thể to tiếng, nặng lời, thậm chí có hành vi bạo lực. Một số người còn áp dụng bạo hành lạnh để đả kích đối phương. Chính xung đột là nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Gây ra các vấn đề tâm lý cho các thành viên, đặc biệt là con cái như: stress trầm cảm. Các thành viên ngày càng xa cách nhau, thậm chí dẫn đến gia đình tan vỡ. Ví dụ: Về hiện tượng Ô nhiễm môi trường (chỉ có tiêu cực) -Hậu quả: Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng. – Dẫn chứng: Việc sử dụng thời gian hợp lí: + Thống kê năm 2023 của Vietnam Digital Advertising, trung bình hàng ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 tiếng 42 phút – tương đương với 1/4 ngày, để truy cập Internet trên tất cả các thiết bị. Trong đó, 2 tiếng 33 phút được dành để truy cập vào các mạng xã hội, cao hơn so với mức trung bình của thế giới là 2 tiếng 16 phút. ⇒ Con số này cho thấy, có rất nhiều người sử dụng thời gian rảnh rỗi để chìm trong thế giới ảo trên mạng; thay vì dành thời gian gắn kết với gia đình, bạn bè hoặc tham gia các hoạt động bổ ích ngoài xã hội. (Dẫn chứng đòi hỏi thường xuyên theo dõi kiến thức xã hội ⇒Khó). + Mạc Đĩnh Chi: Nhà nghèo ông thường tranh thủ mội thời gian để học, buổi tối Mạc Đĩnh Chi còn bắt đom đóm cho vào vỏ trứng tạo ra ánh sáng mà học bài ⇒ Đây chính là một tấm gương sáng về viêc biết sử dụng thời gian hợp lí mà chúng ta cần học hỏi. (Nên sử dụng dạng dẫn chứng này để tránh soi sót về số liệu khi làm bài ⇒ Dễ hơn) Ví dụ: Về hiện tượng Ô nhiễm môi trường -Dẫn chứng: Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. -Nhận xét: Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. |
Ý 5: GIẢI PHÁP
Giải pháp+ liên hệ | -Giải pháp: Căn cứ vào nguyên nhân để đưa ra giải pháp (Nguyên nhân nào, giải pháp đấy: Nguyên nhân do ý thức cá nhân kém, giải pháp: Tuyên truyền nâng cao ý thức cá nhân về VĐNL….)
-Liên hệ bản thân: Sẽ làm gì để hành động về VĐNL đang bàn bạc?
|
-Giải pháp:
+ Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp. Ví dụ: Trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc thuyền số phận của non sông Tổ quốc. Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nữa, học mãi. Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới xán lạn, lấp lánh hào quang. |
Ý 6. MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
Đối lập, mở rộng | – Đối lập: Đi ngược lại vấn đề đang bàn luận (Đối lập với người thường xuyên chia sẻ những người chỉ giữ suy nghĩ cho riêng mình, đối lập với những người cân bằng được xung đột là những người bế tắc, không giải quyết được…).
– Mở rộng: Suy tưởng nhiều chiều của vấn đề bàn luận (Nêu nêu hành động của vấn đề đối lập: Đối lập với những người cân bằng được xung đột là những người bế tắc họ tìm cách dùng bạo lực, hoặc suy nghĩ bi quan… ⇒ Nêu hành động của người đối lập) |
Ví dụ: Xung đột của tuổi học trò.
-Đối lập:Có những người khi gặp xung đột biết cách giải quyết êm đẹp hoặc ít khi để ra xung đột, nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều người không giải quyết được mâu thuẫn mà càng đẩy lên cao trào, thường xuyên gây ra xung đột với người khác. – Mở rộng: Tuy nhiên trong cuộc sống để không xảy ra xung đột nhiều người chọn cách im lặng, bỏ qua để người khác xúc phạm hoặc bắt nạt mà không phản kháng. Có những người lại chọn cách dùng bạo lục để giải quyết những xung đột ấy. |
CÔNG THỨC KẾT BÀI
Khẳng định lại vấn đề + đưa ra thông điệp | |
Thông điệp em muốn gửi tới qua bài viết này là gì?
-Hiện tượng tích cực: Như vậy, A chính là một tia sáng lấp lánh tạo nên vầng hào quang cho những ai đang sở hữu. Trên bầu trời ngàn vạn vì tinh tú, hãy là một ngôi sao tỏa sáng rạng ngời với ánh sáng của………. -Hiện tượng tiếu cực: Cuộc sống quanh ta muôn màu muôn vẻ vẫn còn đó mảng màu tối tăm, đáng buồn mang tên A. Vì vậy, ngay từ ngày hôm nay bằng những nhận thức và hành động tích cực, mỗi người hãy….(hành động cụ thể) |
Ví dụ: Trách nhiệm của tuổi trẻ
-Như vậy, trách nhiệm của tuổi trẻ chính là một tia sáng lấp lánh tạo nên vầng hào quang cho những ai đang sở hữu. Trên bầu trời ngàn vạn vì tinh tú, hãy là một ngôi sao tỏa sáng rạng ngời với ánh sáng của tuổi trẻ hôm nay.
– Ví dụ: Thói quen bảo vệ môi trường Cuộc sống quanh ta muôn màu muôn vẻ vẫn còn đó mảng màu tối tăm, đáng buồn mang tên thói quen vứt rác bừa bãi. Vì vậy, ngay từ ngày hôm nay bằng những nhận thức và hành động tích cực, mỗi người hãy chung tay bao vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta từ hành động nhỏ nhất vứt rác đúng nơi quy định. |