Công thức viết NLXH Tư tưởng đạo lý

Công thức viết bài NLXH về tư tưởng đạo lí

I. Kiến thức chung

1. Yêu cầu

– Nhận điện được dạng đề: Dựa vào các tiêu chí khác nhau có thể đưa ra nhiều cách phân loại phù hợp. Cụ thể có hai dạng quan trọng là: dạng bàn luận về 1 tư tưởng đạo lý và dạng về 1 hiện tượng đời sống

Nghị luận về 1 tư tưởng đạo lý: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường là những châm ngôn, quan điểm của các nhân vật lỗi lạc với mục đích hướng học sinh đưa ra quan điểm đúng đắn về những giá trị đạo đức tốt đẹp như uống nước nhớ nguồn, ăn quả kẻ nhớ quả trồng cây…

Trong dạng này có thể chia thành 2 dạng nhỏ:

Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách trực tiếp

Ví dụ:

+   Đề 1: Suy nghĩ của anh/chị về đức tính hy sinh.

+  Đề 2: Trình bày ý kiến của anh/chị về vấn đề:Sự tự tin của con người trong cuộc sống.

Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp: Ở dạng đề này, vấn đề tư tưởng, đạo lí được ẩn trong một câu tục ngữ, một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn…

Ví dụ: 

+ Đề 1: Viết một đoạn văn 200 chữ trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.

+ Đề 2: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: “Một trong những tổn thất không có gì bù đắp được là tổn thất về thời gian”.

Cách nhận diện:

*Tư tưởng đạo lý:

+    Xuất hiện một tư tưởng, quan điểm, ý kiến (in nghiêng/ đặt trong ngoặc kép)

+    Quan điểm, ý kiến gắn trực tiếp với yêu cầu nghị luận theo dạng: Trình bày suy nghĩ về một bình diện, một khía cạnh nào đó của quan niệm“…”

+    Dạng này VĐNL thường xuất hiện sau từ “về, bàn về…”

2. Thực hành viết theo các bước

*Bước 1: Tìm ý và lập dàn ý

– Lập dàn ý: Sắp xếp các ý đã tìm được vào từng phần để thành dàn ý

công thức nlxh tư tưởng đạo li

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: bàn về giá trị của niềm tin trong cuộc sống

Thân bài:

– Ý 1: Giải thích: là sự tin tưởng một cách tích cực vào sự việc nào đó hình thành từ trong ý niệm, thuộc về tư tưởng của con người.

– Ý 2: BIểu hiện: thể hiện qua lời nói, tâm hồn, suy nghĩ, tính cách của mỗi người

– Ý 3: Ý nghĩa/vai trò của niềm tin

+ Là năng lượng tiếp sức cho chúng ta trên hành trình chạm tới mơ ước, hoàn thành lý tưởng sống của mình.

+ Là nguồn điều hành những quyết định của não bộ, quyết định rằng việc mình định làm có đáng tin tưởng không.

+ Niềm tin vào bản thân giúp mỗi người hoàn thành những dấu mốc công việc dù khó khăn nhất, thậm chí là nằm ngoài khả năng của họ…

– Ý 4: Vấn đề đối lập mở rộng:

+ Thiếu niềm tin vào bản thân dẫn đến thiếu nguồn động lực, hệ quả là sự khó khăn để có thể thành công.

+ Trong xã hội, việc thiếu niềm tin giữa con người với con người khiến các mối quan hệ trở nên nhạt nhẽo, đầy sự nghi ngờ, khó đoàn kết và chia sẻ.

– Ý 5: bài học nhận thức, hành động tự rút ra

+ Với mỗi cá nhân, quan trọng nhất là phải tin tưởng vào chính bản thân mình, sau đó phải tạo cho mình lòng tin vào những điều tốt đẹp hiện hữu trong cuộc sống, không đánh mất lý tưởng sống của bản thân.

+ Đặt niềm tin vào những người khác, đặc biệt là những người thân trong gia đình để cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và biết trân trọng những giá trị đó hơn.

+ Trái lại, tự tin không có nghĩa là tự kiêu, tự phụ, quá tự tin vào bản thân dẫn đến chủ quan, dễ thất bại

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *