Ý kiến tán thành/phản đối Tư tưởng đạo lý

NLVH trình bày suy nghĩ về câu nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Đề bài: Nhân dân ta có câu: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Em hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện sự tán thành của mình về tính đúng đắn của câu tục ngữ

Dàn ý NLXH trình bày suy nghĩ về câu nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Mở bài

Nêu li do muốn chia sẻ vấn đề đời sống cần bàn luận trong bài nghị luận (bày tỏ thái độ tán thành).

– Tán thành với tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”: sự kiên trì, nhẫn nại sẽ đem lại thành công trong cuộc sống.

Nếu như ca dao là dòng nước trong lành tưới mát, nuôi dưỡng tâm hồn con người thì tục ngữ chính là “túi khôn dân gian”, là kho tàng tri thức quý báu mà mỗi người dân Việt Nam vẫn luôn trân trọng và học hỏi. Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả thật rất đúng đắn. Tôi hoàn toàn tán thành với chân lí được gửi gắm qua câu tục ngữ.

Thân bài

– Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?

Giải thích ngắn gọn nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen của câu tục ngữ: có công mài sắt sẽ thành được cây kim.

+ Nghĩa bóng: Có nghị lực, có cố gắng bền bỉ nhất định thu được thành công. Câu tục ngữ đề cao lòng kiên trì, nhẫn nại của con người.

– Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?

Câu tục ngữ gợi được bài học đúng đắn về sự kiên trì, nhẫn nại của con người trong cuộc sống. Bài học từ câu tục ngữ phù hợp với mọi thời đại, mọi công việc, mọi lứa tuổi…

– Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?

+ Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (li lẽ, bằng chứng)

Trong học tập, nghiên cứu khoa học và sáng tạo nghệ thuật (dẫn chứng kết hợp với lí lẽ).

+ Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (li lẽ, bằng chứng)

Trong lao động sản xuất để xây dựng đất nước (dẫn chứng kết hợp với lí lẽ).

+ Ý 3: Khia cạnh thứ ba cần tán thành (li lẽ, bằng chứng)

Trong chiến đấu chống giặc để bảo vệ Tổ quốc (dẫn chứng kết hợp với lí lẽ).

+ Ý 4: Khía cạnh thứ ba cần tản thành (li lẽ, bằng chứng)

Ở trong nước, trên thế giới, xung quanh ta (dẫn chứng kết hợp với lí lẽ).

– Bàn luận mở rộng: Lên án những người chưa có lòng kiên trì.

– Bài học nhận thức và hành động: Cần phải tu dưỡng, rèn luyện lòng kiên trì trong

học tập và cuộc sống.

Kết bài

Rút ra ý nghĩa của ý kiến được tán thành.

Lời khuyên của cha ông là bài học vào đời quý giá. Trước khi bắt tay vào công việc; trước khi từ bỏ ước mơ hoài bão của mình, ta hãy nghĩ tới thanh “sắt” và cây “kim”. Chúng ta phải biết tự rèn luyện ý chí và nghị lực, rèn luyện đức tính kiên trì mới mong đạt tới thành công.

Bài văn mẫu NLXH trình bày suy nghĩ về câu nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *