Tư tưởng đạo lý Vấn đề cần giải quyết

NLXH Bàn luận về ý kiến: Thói quen trì hoãn, nên hay không nên?

Đề bài: Viết bài văn nghị luận bàn luận về ý kiến: Thói quen trì hoãn, nên hay không nên?

Dàn ý NLXH Bàn luận về ý kiến: Thói quen trì hoãn, nên hay không nên?

Mở bài

Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận (tác hại của thói quen trì hoãn).

 Cuộc sống là một chuỗi những hành trình, để thực hiện những mục tiêu, dự định con người cần lên kế hoạch và thực hiện tốt những công việc. Thời gian để hiện thực hóa mục tiêu của mỗi người lại không giống nhau, có người thực hiện một cách nhanh chóng trong một khoảng thời gian xác định, cũng có người phải mất khoảng thời gian rất dài mới có thể thực hiện được. Có sự khác nhau này không chỉ do định hướng, cách thức thực hiện của con người mà còn bị chi phối bởi thói quen trì hoãn công việc

Thân bài

 * Giải thích:

– Trì hoãn trong công việc: là chần chừ, lề mề, rề rà, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc nào đó hoặc có tâm lí chờ và để một thời gian mới làm và giải quyết.

– Thói quen trì hoãn công việc lại là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần ở con người.

*Thực trạng: Đây là thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ.

*Bàn luận: Tác hại của thói quen trì hoãn trong công việc

– Với cá nhân:

+ Thói quen trì hoãn và viện cớ sẽ khiến chúng ta giậm chân tại chỗ, không nỗ lực bắt tay vào hành động, do đó không đạt được những gì mình mong ước. Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

+ Trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân.

+ Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao, từ đó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng.

– Với tập thể, xã hội:

+ Thói quen trì hoãn công việc sẽ khiến cho công việc của tập thể chậm tiến độ, khó hoàn thành mục tiêu đã đặt ra đúng hạn.

+ Thói quen xấu này là lực cản, làm tụt lùi sự phát triển của xã hội.

* Bài học nhận thức và hành động:

+ Tuổi trẻ cần học tập, tu dưỡng, rèn luyện kĩ năng, tiếp thu lĩnh hội kiến thức mới mẻ để không trì hoãn công việc mỗi khi thấy khó.

+ Nỗ lực học hỏi, sáng tạo, giải quyết nhanh công việc, không để tồn đọng công việc sẽ gây ảnh hưởng đến người khác.

Kết bài

– Khái quát, khẳng định lại tác hại tiêu cực của thói quen trì hoãn công việc.

– Rút ra bài học cho bản thân cần sống có trách nhiệm, tự giác hoàn thành công việc đúng thời hạn, sống có kỉ luật.

Trì hoãn công việc tưởng chừng chỉ là một thói quen nhỏ nhưng lại để lại những hậu quả lớn, âm thầm bào mòn thời gian, cơ hội và cả niềm tin vào bản thân. Nó khiến con người chậm tiến, sống trong sự lo lắng và dễ bỏ lỡ những điều quan trọng trong cuộc sống. Vì vậy, mỗi người cần nhận thức rõ tác hại của thói quen này để điều chỉnh bản thân. Sống có trách nhiệm, tự giác hoàn thành công việc đúng thời hạn và rèn luyện kỉ luật cá nhân chính là chìa khóa giúp ta tiến gần hơn đến thành công và trưởng thành từng ngày.

Bài văn mẫu NLXH Bàn luận về ý kiến: Thói quen trì hoãn, nên hay không nên?

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

 

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *