Đề bài: Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) nêu suy nghĩ về vấn đề giữ gìn đạo đức trong cuộc sống mưu sinh
Dàn ý NLXH nêu suy nghĩ về vấn đề giữ gìn đạo đức trong cuộc sống mưu sinh
Mở bài
– Giới thiệu được tác phẩm và vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm.
Cuộc sống mưu sinh với biết bao bộn bề, toan tính, đôi khi khiến con người ta mải mê chạy theo đồng tiền, danh vọng mà quên mất một giá trị cốt lõi: đạo đức. Trong guồng quay ấy, không ít người sẵn sàng đánh đổi lương tâm để đạt được mục tiêu vật chất. Chính vì thế, việc giữ gìn đạo đức trong hành trình mưu sinh không chỉ là thước đo nhân cách, mà còn là kim chỉ nam giúp mỗi cá nhân sống có ý nghĩa, có giá trị và nhận được sự tôn trọng từ cộng đồng.
Thân bài
– Giải thích : “Đạo đức” là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.
“Giữ gìn đạo đức trong cuộc sống mưu sinh” là giữ gìn sự trong sạch, lương thiện, tử tế của mình trong việc tìm kiếm và duy trì sự sống, không làm ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh.
– Phân tích:
+ Cuộc sống ngày càng khó khăn, vất vả đối với đại đa số mọi người. Để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình, không ít người đã làm những việc trái với lương tâm, gây ảnh hưởng xấu đến người khác. Truyện phản ánh một hiện tượng tiêu cực trong thực tế đời sống: có những người vì lợi ích của mình trong cuộc mưu sinh đã bất chấp lương tâm, đạo đức, bất chấp việc gây hại cho người khác, miễn sao đem lại cái lợi cho bản thân mình. Cho VD minh họa và phân tích. Người cha là nhân vật tiêu biểu cho những kẻ làm ăn phi đạo đức, sẵn sàng bất chấp lương tâm để kiếm cái lợi cho mình.
+ Tuy nhiên trong xã hội còn có những con người, dù cuộc sống có khó khăn, vất vả bao nhiêu, vẫn không làm những việc phi đạo đức. Cho VD minh họa và phân tích. Nhân vật Tèo là hình ảnh đại diện cho những người có lương tâm, dám dũng cảm đấu tranh để ngăn cản những hành vi trái đạo đức, trái lương tâm.
+ Lợi ích của việc giữ gìn đạo đức mưu sinh và tác hại của những việc làm thiếu đạo đức.
– Bình luận:
+ Ca ngợi những con người lương thiện và phê phán những kẻ sống thiếu đạo đức.
+ Nhận xét về cách giải quyết của tác giả đối với vấn đề xã hội đặt ra và đề xuất hướng giải giải quyết của mình (nếu có)
Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề và đánh giá đóng góp của tác phẩm về vấn đề.
Cuộc sống mưu sinh dẫu có khắc nghiệt đến đâu thì đạo đức vẫn mãi là nền tảng của một xã hội lành mạnh, văn minh. Không thể vì miếng cơm manh áo mà làm tổn hại đến người khác, cũng không thể biện minh cho cái sai chỉ vì hoàn cảnh. Giữ gìn đạo đức giữa cuộc mưu sinh chính là giữ lấy phẩm chất con người, là ánh sáng giúp ta không lạc lối giữa dòng đời đầy cám dỗ và thử thách.