Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành đối với thông điệp được gợi ra từ câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ”
Dàn ý NLXH trình bày ý kiến tán thành đối với thông điệp được gợi ra từ câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau “
Mở bài:
Nếu lí do muốn chia sẻ vấn đề đời sống cần bàn luận trong bài nghị luận (bày tỏ
thái độ tán thành)
– Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Ngôn ngữ, tiếng nói là công cụ để giao tiếp, để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của con người. Ngôn ngữ, cách ăn nói là thước đo tri thức, nhân cách của mỗi chúng ta. Vì thế, “Lời nói chẳng mất tiền mua tôi hoàn toàn tán thành với bài học sâu sắc của nhân dân ta nhắc nhở nhau qua câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Thân bài:
– Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?
“Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Từ tạo hành ổn rồi osin số gó
– Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?
Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ đúng đắn, bởi nó phản ánh được đúng ý nghĩa, mục đích của các cuộc giao tiếp, đồng thời câu tục ngữ cũng như lời khuyên chân thành, lời nhắn nhủ của ông cha ta với các vật thế hệ hậu bối về cách ứng xử khéo léo trong giao tiếp cũng như cách sử dụng lời nói của mình sao cho phù hợp, đạt được mục đích giao tiếp cao nhất của các cuộc giao tiếp.
– Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?
Ý 1: Khía cạnh thứ nhất thể hiện sự tán thành (li lẽ, bằng chứng)
– Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng: nói năng nhẹ nhàng, lịch sự, văn minh,…
năng là
+ Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.
+ Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.
+ Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.
+ Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
– Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp….
Ý 2: Khía cạnh thứ hai thể hiện sự tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
– Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ: Ăn nói thô lỗ, cục cằn, vô ý thức,…
* Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề, thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.
+ Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột. + Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người….
– Bàn luận mở rộng:
Lên án cách nói năng thô lỗ, cục cằn, thiếu văn hóa,…Nhưng cũng phê phán những kẻ nói năng theo kiểu “Miệng nam mô bụng bồ dao găm”
– Bài học nhận thức và hành động:
+ Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.
+ Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp, vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.
+ Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.
+ Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
Kết bài:
Rút ra ý nghĩa của ý kiến được tán thành.
Tóm lại, câu tục ngữ trên đã cho thể hiện một kinh nghiệm quý báu, một bài học sâu sắc về cách ăn nói, ứng xử, giao tiếp. Chúng ta phải học cách ăn nói lễ phép, văn minh góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. lịch sự; phải phê phán những kẻ ăn nói tục tĩu, thô lỗ. Nhiệm vụ của mỗi người cần phải góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.