Đề bài: Em hãy viết một bài văn nghị luận để trình bày ý kiến tán thành đối với thông điệp được gợi ra từ câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn
Dàn ý NLXH Trình bày ý kiến tán thành đối với thông điệp được gợi ra từ câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn
Mở bài
Nếu lí do muốn chia sẻ vấn đề đời sống cần bàn luận trong bài nghị luận (bày tỏ
thái độ tán thành).
Tán thành với tính đúng đắn của câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn: Lòng biết ơn.
Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và là một nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người, từ bao đời nay qua bao thế hệ, truyền thống đó luồn được giữ gìn và phát huy. Và đã có biết bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ được ông cha ta đúc kết lại để nói về nét đẹp ấy, trong đó có câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” khá quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Qua câu tục ngữ, tôi hoàn toàn tán thành với nội dung tư tưởng mà ông cha ta muốn gửi gắm.
Thân bài
Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?
+ “Uống nước”: Thừa hưởng, sử dụng thành quả, giá trị mà thế hệ đi trước mang lại. – “nguồn” là nơi cung cấp nước, cũng là biểu tượng cho những người làm ra thành quả, gây dựng nên những giá trị tốt đẹp.
+ “nhớ” là sự biết ơn, thái độ trân trọng đối với những người làm ra thành quả mà chúng ta đang được hưởng thụ.
→ Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn với công lao của những người giúp đỡ mình, những người mang đến cho chúng ta cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
nam văn học.
– Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?
Vì đó là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó.
+ Mọi thành quả, giá trị đều được tạo dựng bởi sức lao động, mồ hôi, xương máu của con người.
+ Biết ơn, trân trọng công lao của người đi trước là thái độ mà mỗi người cần có. + Khi biết trân trọng, tri ân những người tạo ra “trái ngọt”, chúng ta sẽ trở thành những con người sống nghĩa tình, phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Lòng biết ơn cần xuất phát từ tấm lòng chân thành, sự biết ơn đối với những người đã dùng tâm sức để gây dựng thành quả.
+ Uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp giúp gắn kết giữa con người với con người, tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết.
– Những li lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?
+ Ý 1: Khía cạnh thứ nhất thể hiện sự tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,…)
+ Ý 2: Khía cạnh thứ hai thể hiện sự tán thành (li lẽ, bằng chứng)
Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng Ngày 20/11,…)
+ Ý 3: Khia cạnh thứ ba thể hiện sự tán thành (li lẽ, bằng chứng)
Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,…)
– Bàn luận mở rộng:
+ Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng tiêu cực phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.
– Bài học nhận thức và hành động:
+ Biết ơn những người thân yêu đã giúp đỡ mình của mình.
+ Biết ơn những đóng góp, hi sinh của thế hệ đi trước để chúng ta có cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày nay. Biết tự hào trước truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc.
+ Có ý thức học tập, rèn luyện và đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước.
+ Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.
Kết bài
Rút ra ý nghĩa của ý kiến được tán thành.
– Khẳng định lại giá trị của lòng biết ơn.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã dạy cho con người hiểu rõ hơn về lòng biết o’n, về sự báo đáp với những người đã có công lao giúp đỡ mình. Chúng ta là những người thế hệ sau nên có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp đó để tạo nên một xã hội văn minh hơn, lịch sự hơn, góp phần làm cho đất nước phát triển phồn vinh hơn.
Bài văn mẫu NLXH Trình bày ý kiến tán thành đối với thông điệp được gợi ra từ câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn