Đề bài: Nhà văn Mark Twain đa từng nói: “Một người không đọc sách chẳng hơn gì một kẻ không biết đọc”. Từ câu nói trên, em hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vấn đề văn hoá đọc đối với tuổi trẻ.
Dàn ý NLXH về văn hóa đọc đối với tuổi trẻ qua câu nói của Mark Twain
A. Mở bài:
– Dẫn dắt vào vấn đề
– Giới thiệu vấn đề: vấn đề đọc sách đối với tuổi trẻ.
– Đặt câu hỏi gợi mở
B.Thân bài
1. Giải thích vấn đề
– Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức
– Theo định nghĩa mà thư viện văn hoá Việt Nam đưa ra thì văn hoá đọc được chia thành nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở phần nghĩa rộng, nó là sự ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng, của cơ quan nhà nước, … Còn theo nghĩa hẹp, văn hoá đọc chính là ứng xử, chuẩn mực và giá trị của mỗi cá nhân, mà điều đó thể hiện qua ba điều là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.Ở đây, chúng đang bàn về văn hoá đọc được hiểu theo nghĩa hẹp.
2. Giải quyết vấn đề:
– Giới trẻ cần hình thành cho mình thói quen đọc sách, cần đưa văn hoá đọc trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của mình.
+ Đọc sách giúp ta có tri thức trên mọi lĩnh vực khác nhau từ KHTN đến KHXH, từ lịch sử địa lý đến hóa học, thiên văn…
+ Nhờ việc đọc sách ta còn có thể vượt thời gian, trở về với quá khứ để ta hiểu thêm về lịch sử loài người từ hàng trăm triệu năm trước, hiểu được lịch sử hào hùng nhưng cũng lắm thương đau của dân tộc. Ta biết được dân tộc đã trải qua hơn 1000 năm bắc thuộc và hơn 100 năm chịu sự đô hộ của chủ nghĩa đế quốc và chu nghĩa thực dân
+ Đọc sách ta còn có thể vượt không gian, đến với những vùng đất xa xôi nơi ta chưa bao giờ được đặt chân đến, thậm chí là không bao giờ có thể đến được. Ta đang sống ở một đất nước nhiệt đới nhưng nhờ sách ta lại có thể biết được đời sống, dân cư, văn hóa, địa hình khí hậu của 1 đất nước ôn đới xa xôi. Và cũng ngồi đây chỉ nhờ đọc sách ta còn có thể biết được không chỉ trái đất mà còn có 12 hành tinh khác có thể tồn tại sự sống.
+ Đọc sách còn là cách để những người trẻ tuổi mở rộng và làm giàu cho tâm hồn mình. Sách dạy ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ước mơ, hoàn hảo, có khát vọng cho riêng mình. Sách còn giúp ta tự nhận thức lại mình, biết mình là ai, mình cần làm gì, để sống có ích cho xã hội.
+ Đọc sách ta sẽ có cho mình những giây phút thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.
+ Không có sách ta chỉ là kẻ đi giật lùi lạc hậu, tâm hồn ta sẽ trở nên méo mó nghèo nàn.
– Dẫn chứng: Giáo sư 8x Vũ Ngọc Tâm
3. Bàn luận mở rộng
– Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nhiều bạn trẻ cho rằng “cần gì phải đọc sách” bởi họ có thể tìm mọi thứ trên internet đặc biệt là từ khi có Chat GPT. Có lẽ nhiều người cũng vì thế mà quên đi cái gọi là “văn hóa đọc sách”. Nhiều bạn trẻ có thể dành hàng giờ thậm chí cả ngày để xem zalo, lướt tiktok nhưng khi hỏi đến chuyện đọc sách thì họ lại vịn cớ là “không có thời gian”. Họ không hiểu được rằng đọc sách đâu chỉ để tìm kiếm thông tin mà còn để bồi đắp tâm hồn con người.
– Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích kì diệu của mạng internet, của các phương tiện nghe nhìn. Song cũng phải nhìn nhận lại ở chiều thứ hai của nó khi chúng ta quá phụ thuộc trở thành lệ thuộc. Tích tắc là có thông tin cần tìm, nhưng khi dùng xong lại cũng có thể quên ngay trong tích tắc. Có thể nghe, nhìn một cách trực quan nhưng lại hạn chế khả năng liên tưởng, tưởng tượng. Tìm trong sách nhất là sách văn học, ta còn thấy cả tâm hồn người nghệ sĩ, hồn dân tộc và cả chính nỗi lòng chúng ta.
4. Giải pháp, bài học
– Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của thói quen đọc sách, hãy tự rèn luyện cho mình một thói quen đọc mỗi ngày
– Đọc sách xin hãy nhớ phải “chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Chọn sách là một bước không thể bỏ qua trong hành trình chinh phục những cuốn sách. Trên thị trường sách hiện nay có rất nhiều loại sách. Sách tốt có, sách xấu có. Nếu chúng ta không có sự chọn lựa kĩ lưỡng rất có thể chúng ta sẽ để lãng phí thời gian bên những cuốn sách vô thưởng vô phạt. Và khi đã có một cuốn sách hay rồi thì xin bạn hãy dành thời gian để đọc và ngẫm nghĩ về nó. Có “đọc cho kĩ” thì chúng ta mới thấy hết được giá trị mà sách mang lại cho con người.
C.Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề+ liên hệ bản thân
– Trích dẫn câu nói (nếu có)
Bài mẫu NLXH về văn hóa đọc đối với tuổi trẻ qua câu nói của Mark Twain
Trong thế giới hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các phương tiện giải trí hiện đại, vấn đề đọc sách đối với tuổi trẻ ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Như một tấm gương sáng ngời, Nhà văn Mark Twain đa từng nói: “Một người không đọc sách chẳng hơn gì một kẻ không biết đọc.” Câu nói này không chỉ là lời kêu gọi mà còn là một lời nhắc nhở về giá trị to lớn của văn hoá đọc đối với sự phát triển và thành công của mỗi cá nhân, đặc biệt là trong giai đoạn thanh xuân đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. (Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Thị Thắm)
Trước hết ta cần hiểu văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức Theo định nghĩa mà thư viện văn hoá Việt Nam đưa ra thì văn hoá đọc được chia thành nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở phần nghĩa rộng, nó là sự ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng, của cơ quan nhà nước, … Còn theo nghĩa hẹp, văn hoá đọc chính là ứng xử, chuẩn mực và giá trị của mỗi cá nhân, mà điều đó thể hiện qua ba điều là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.Ở đây, chúng đang bàn về văn hoá đọc được hiểu theo nghĩa hẹp.
Giới trẻ cần hình thành cho mình thói quen đọc sách, cần đưa văn hoá đọc trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của mình. Có thể nói như vậy là bởi đọc sách giúp ta có tri thức trên mọi lĩnh vực khác nhau từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội; từ lịch sử địa lý đến hóa học, thiên văn… Nhờ việc đọc sách ta còn có thể vượt thời gian, trở về với quá khứ để ta hiểu thêm về lịch sử loài người từ hàng trăm triệu năm trước, hiểu được lịch sử hào hùng nhưng cũng lắm thương đau của dân tộc. Ta biết được dân tộc đã trải qua hơn một nghìn năm bắc thuộc và hơn một trăm năm chịu sự đô hộ của chủ nghĩa đế quốc và chu nghĩa thực dân. Không chỉ vậy, đọc sách ta còn có thể vượt không gian, đến với những vùng đất xa xôi nơi ta chưa bao giờ được đặt chân đến, thậm chí là không bao giờ có thể đến được. Ta đang sống ở một đất nước nhiệt đới nhưng nhờ sách ta lại có thể biết được đời sống, dân cư, văn hóa, địa hình khí hậu của một đất nước ôn đới xa xôi. Và cũng ngồi đây chỉ nhờ đọc sách ta còn có thể biết được không chỉ trái đất mà còn có mười hai hành tinh khác có thể tồn tại sự sống. Hơn nữa đọc sách còn là cách để những người trẻ tuổi mở rộng và làm giàu cho tâm hồn mình. Sách dạy ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ước mơ, hoàn hảo, có khát vọng cho riêng mình. Sách còn giúp ta tự nhận thức lại mình, biết mình là ai, mình cần làm gì, để sống có ích cho xã hội. Đọc sách ta sẽ có cho mình những giây phút thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Không có sách ta chỉ là kẻ đi giật lùi lạc hậu, tâm hồn ta sẽ trở nên méo mó nghèo nàn.
Một tấm gương nổi bật về việc đọc sách trong giới trẻ Việt Nam là Vũ Ngọc Tâm. Vũ Ngọc Tâm, sinh năm 1992, là một trong những người trẻ được biết đến với tấm gương đam mê đọc sách và khuyến khích cộng đồng trẻ tuổi hưởng thụ và chia sẻ về sách vở. Vũ Ngọc Tâm đã sáng lập và điều hành nhóm “Nghiên cứu về sách” (NCS) từ năm 2013, một cộng đồng với mục đích khai thác và chia sẻ tri thức từ sách. Qua các hoạt động của NCS, Vũ Ngọc Tâm đã tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận, và giới thiệu sách với các độc giả trẻ. Anh cũng là người sáng lập ra trang web “Sách Của Tôi” với mục đích chia sẻ bài viết về sách, đánh giá và phê bình về các tác phẩm văn học, khoa học xã hội và chính trị. Vũ Ngọc Tâm được biết đến không chỉ là một người yêu sách sâu sắc mà còn là một tấm gương tiêu biểu trong việc lan tỏa văn hoá đọc trong cộng đồng người trẻ Việt Nam, khuyến khích họ cùng nhau khám phá và tôn vinh giá trị của tri thức từ sách. Những hoạt động và tinh thần nhiệt huyết của Vũ Ngọc Tâm đã góp phần lớn vào việc thúc đẩy văn hoá đọc và khám phá tri thức trong giới trẻ Việt Nam.
Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nhiều bạn trẻ cho rằng “cần gì phải đọc sách” bởi họ có thể tìm mọi thứ trên internet đặc biệt là từ khi có Chat GPT. Có lẽ nhiều người cũng vì thế mà quên đi cái gọi là “văn hóa đọc sách”. Nhiều bạn trẻ có thể dành hàng giờ thậm chí cả ngày để xem zalo, lướt Tiktok nhưng khi hỏi đến chuyện đọc sách thì họ lại vịn cớ là “không có thời gian”. Họ không hiểu được rằng đọc sách đâu chỉ để tìm kiếm thông tin mà còn để bồi đắp tâm hồn con người. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích kì diệu của mạng internet, của các phương tiện nghe nhìn. Song cũng phải nhìn nhận lại ở chiều thứ hai của nó khi chúng ta quá phụ thuộc trở thành lệ thuộc. Tích tắc là có thông tin cần tìm, nhưng khi cần xong lại cũng có thể quên ngay trong tích tắc. Có thể nghe, nhìn một cách trực quan nhưng lại hạn chế khả năng liên tưởng, tưởng tượng. Tìm trong sách, ta còn thấy cả tâm hồn người nghệ sĩ, hồn dân tộc và cả chính nỗi lòng chúng ta.
Vậy giới trẻ cần có những nhận thức và hành động như thế nào về vấn đề này? Trước hết thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của thói quen đọc sách, hãy tự rèn luyện cho mình một thói quen đọc mỗi ngày Đọc sách xin hãy nhớ phải “chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Chọn sách là một bước không thể bỏ qua trong hành trình chinh phục những cuốn sách. Trên thị trường sách hiện nay có rất nhiều loại sách. Sách tốt có, sách xấu có. Nếu chúng ta không có sự chọn lựa kĩ lưỡng rất có thể chúng ta sẽ để lãng phí thời gian bên những cuốn sách vô thưởng vô phạt. Và khi đã có một cuốn sách hay rồi thì xin bạn hãy dành thời gian để đọc và ngẫm nghĩ về nó. Có “đọc cho kĩ” thì chúng ta mới thấy hết được giá trị mà sách mang lại cho con người.
Trong thế giới hiện đại, nơi công nghệ ngày càng phát triển và cuộc sống bận rộn hơn bao giờ hết, văn hoá đọc đôi khi bị lãng quên hoặc xem nhẹ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc đọc sách không chỉ mở mang tri thức mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và kỹ năng sống cho tuổi trẻ. Một người không đọc sách thực sự không khác gì một kẻ không biết đọc, vì họ đã bỏ lỡ cơ hội tiếp cận với kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. Vì vậy, mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, hãy trân trọng và duy trì thói quen đọc sách, để không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và đầy tri thức.