Công thức viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ quan điểm về hiện tượng đời sống tích cực
Công thức viết NLXH Hiện tượng đời sống

Công thức viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ quan điểm về hiện tượng đời sống tích cực

Dạng đề: Viết đoạn nghị luận bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về hiện tượng đời sống tích cực:

* Kĩ năng viết đoạn:

Gọi A là hiện tượng đời sống tích cực (Các phong trào thiện nguyện xuất phát từ lòng nhân ái: phong trào hỗ trợ người nghèo, phong trào hỗ trợ đồng bào miền trung vượt qua khó khăn do bão lũ, chương trình thắp sáng ước mơ, trái tim cho em, mái ấm tình thương cho trẻ em lang thang cơ nhỡ,, tinh thần đoàn kết chung tay đẩy lùi đại dịch covid 19, hành động chung tay bảo vệ môi trường, chung tay đẩy lùi tai nạn giao thông,…), ta có công thức viết đoạn như sau:

Phần Phương pháp, nội dung
 

 

 

Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề nghị luận – Hiện tượng đời sống tích cực và thể hiện thái độ của người viết
 

Cách 1

Giới thiệu trực tiếp hiện tượng cần nghị luận:

A là một hoạt động(nghĩa cử) cao đẹp, đáng trân trọng.

 

Cách 2

Đi từ những hiện tượng tương tự tương tự

Cùng với  nhiều chương trình thiện nguyện…khác, A là một hoạt  động(nghĩa cử) cao đẹp, đáng trân quý.

 

Cách 3

Đi từ  một hiện tượng đời sống ngược lại:

Khi mà trong cuộc sống, không ít người đang chạy theo lối sống thực dụng… thì A là một điểm sáng của…/là một hoạt  động(nghĩa cử) cao đẹp, đáng trân quý.

 

 

 

 

Thân đoạn

Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
 

 

Giải thích

Hiện tượng A  là gì? (là một phong trào thiện nguyện)? đang diễn ra  như thế  nào? (đang được nhiều người quan tâm, ủng hộ)? Ai là người thực hiện ? (do các tổ chức, cá nhân thực hiện) Trong phạm vi nào? (trong phạm vi rộng khắp cả nước/ từ Bắc đến Nam hoặc trong phạm vi hẹp nhưng có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi người ). Làm những gì?…

(Lưu ý: Trường hợp hiện tượng đời sống (A) không được nêu trực tiếp mà được phản ánh trong một văn bản (thường là bản  tin), cần tóm tắt ngắn gọn văn bản  và xác đinh nội dung đó đã phản ánh hiện tượng  nào trong đời sống. Sau đó mới đi vào phần giải thích – rất ít gặp)

 

 

 

 

 

Bàn luận

+ Nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: khách quan, chủ quan  – Đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan (dạng bài này, bắt buộc phải nêu nguyên nhân trước).

Gợi ý:

Nguyên nhân khách  quan: thường xuất phát từ một thực trạng xấu, nhức nhối trong xã hội (thường do thiên hoạ – thời tiết, môi trường sống khắc nghiệt gây ra, nhân hoạ – sự ích kỉ, vô cảm, vô  ý thức của con người gây ra)

Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ niềm trắc ẩn, sự trăn trở trước thực trạng xã hội xấu và lòng tốt, ý thức, tinh thần trách nhiệm cao của các cá nhân đối với cộng đồng xã hội.

+ Nêu(chỉ ra) tác động – lợi ích, ý nghĩa của hiện tượng  A  với đời sống cá nhân và cộng đồng?

Gợi ý: A Không chỉ giúp/ góp phần khắc phục được thực trạng đáng buồn (nhức nhối) nào đang xảy ra trong  xã hội… mà còn có tác động tích cực nào đến những số phận cá nhân đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn?( tạo cho họ cơ hội, môi trường tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau, tiếp thêm sức mạnh, nghị lực sống, niềm tin, sự hy vọng,.. giúp họ vượt lên số phận, hoàn cảnh …)

Bài học nhận thức, hành động  

Cần nhìn nhận đúng ý nghĩa, lợi ích mà A đem lại cho đời sống con người. Từ đó, khẳng định ý nghĩa nhân văn của hiện tượng và cần có ý thức nhân rộng, A trong xã hội.

 

Kết đoạn

-Khái quát vấn đề/ truyền tải thông điệp sống (hướng mọi người cùng nhận thức, hành động đúng)

Cách lập luận: mục đích đúng, chúng ta hãy tiếp tục hành động đúng (phát huy lan toả tinh thần của hoạt động A). Làm được như vây, ta  sẽ  đạt được kết quả tốt (không chỉ làm cho cuộc sống của mỗi người thực sự có ý nghĩa mà còn đem đến những lợi ích có ý nghĩa nhân văn với cộng đồng).

Lưu ý: Có thể nhập phần Bài học nhận thức và hành động (ở phần thân bài) với phần kết bài

* Ví dụ minh hoạ:

+ Đề: Viết đoạn nghị luận xã hội bàn về phong trào hỗ trợ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ.

+ Hướng dẫn cách viết theo công thức trên:

Phần Phương pháp, nội dung
 

 

 

Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề nghị luận – Hiện tượng đời sống tích cực và thể hiện thái độ của người viết.
 

Cách 1

Giới thiệu trực tiếp hiện tượng cần nghị luận:

Phong trào hỗ trợ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ là một hoạt động (nghĩa cử) cao đẹp, đáng trân trọng.

 

Cách 2

Đi từ những hiện tượng tương tự tương tự

Cùng với nhiều chương trình thiện nguyện xuất phát từ lòng nhân ái  phong trào hỗ trợ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ là một hoạt động, một nghĩa cử cao đẹp đáng trân quý..

 

Cách 3

Đi từ  một hiện tượng đời sống ngược lại:

Khi mà trong cuộc sống, không ít người đang chạy theo lối sống thực dụng, xem nhẹ những giá trị tinh thần thì phong trào hỗ trợ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ được xem là điểm sáng của lòng nhân ái, là một hoạt động, một nghĩa cử cao đẹp đáng trân quý.

 

 

 

 

Thân đoạn

Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
 

 

Giải thích

-Giải thích: Hiện tượng A  là gì? (là một phong trào thiện nguyện)? đang diễn ra  như thế  nào? (đang được nhiều người quan tâm, ủng hộ)? Ai là người thực hiện ? (do các tổ chức, cá nhân thực hiện) Trong phạm vi nào? Làm những gì?…

Đây là một phong trào thiện được nhiều người quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình. Phong trào không chỉ nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức mà còn nhận được sự quyên góp tích cực của đồng bào cả nước, từ Bắc đến Nam.

. Từ em học sinh góp giấy “kế hoạch nhỏ” hay đập heo đất đến những cụ già còng lưng cõng thùng mì, quần áo cũ đến đóng góp ở điểm tiếp nhận cứu trợ, từ nguồn của cán bộ, công nhân đóng góp từ ngày công, ngày lương đến nguồn của những tập đoàn lớn hàng nghìn tỷ đồng. Đâu đâu cũng sáng đèn, thâu đêm chuẩn bị hàng cứu trợ. Đặc biệt, nhiều văn nghệ sỹ đã đi đầu trong việc kêu gọi sự ủng hộ của các mạnh thường quân cùng hỗ trợ đồng bào vùng lũ. Nổi bật là ca sỹ Thủy Tiên với số tiền vận động được công bố lên đến hơn 100 tỷ đồng; danh hài Hoài Linh kêu gọi hỗ trợ được hơn 10 tỷ,  vợ chồng Lý Hải – Minh Hà  cùng những người bạn góp 4 tỷ đồng,…

. Ở những nơi bị ngập sâu, khó di chuyển, đội cứu hộ của chính quyền, quân đội đảm bảo việc cung cấp lương thực cho người dân và thường trực lực lượng cứu nạn tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu các tình huống nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

 

 

 

 

 

Bàn luận

+ Nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng:

(Gợi ý:Nguyên nhân khách  quan: thường xuất phát từ một thực trạng xấu, nhức nhối trong xã hội (thường do thiên hoạ – thời tiết, môi trường sống khắc nghiệt gây ra, nhân hoạ – sự ích kỉ, vô cảm, vô  ý thức của con người gây ra)

Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ niềm trắc ẩn, sự trăn trở trước thực trạng xã hội xấu và lòng tốt, ý thức, tinh thần trách nhiệm cao của các cá nhân đối với cộng đồng xã hội).

-Khách quan: Những ngày tháng 10, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung đã gây tổn thất, thiệt hại to lớn về người và tài sản, đẩy đồng bào miền trung vào cảnh màn trời, chiếu đất.

-Chủ  quan: Xót xa khúc ruột miền Trung “oằn” mình trong gian khó, không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, vùng miền, nhiều cá nhân, tổ chức sẵn sàng ủng hộ, quyên góp, hỗ trợ bà con vùng lũ. Lòng nhân ái, nghĩa đồng bào đã khơi dậy thiện tâm trong mỗi người Việt. Người dân cả nước đã và đang sẵn sàng hướng về miền Trung, cùng bà con vượt qua hậu quả của bão lũ. Một làn sóng mang tên “nhân đạo, từ thiện” dâng lên mạnh mẽ trong cộng đồng, chạy đua với lũ bão để giúp đồng bào ở vùng thiên tai.

+ Nêu(chỉ ra) tác động – lợi ích, ý nghĩa của hiện tượng  A  với đời sống cá nhân và cộng đồng?

(Gợi ý: A Không chỉ giúp/ góp phần khắc phục được thực trạng đáng buồn (nhức nhối) nào đang xảy ra trong  xã hội… mà còn có tác động tích cực nào đến những số phận cá nhân đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn?( tạo cho họ cơ hội, môi trường tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau, tiếp thêm sức mạnh, nghị lực sống, niềm tin, sự hy vọng,.. giúp họ vượt lên số phận, hoàn cảnh …)

  Những hành động mang ý nghĩa nhân văn này đã và đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng và nhanh chóng trở thành làn sóng lan tỏa tấm lòng nhân ái, rộng khắp trong toàn xã hội. Phong trào không chỉ giúp đồng bào miền trung khắc phục  khó khăn do bão lũ gây ra tạo điều kiện cho đồng bào sớm ổn định cuộc sống mà còn xoa dịu nỗi đau, tiếp thêm sức mạnh,  niềm tin, hy vọng giúp họ vượt lên số phận.

Bài học nhận thức, hành động  

Tình người trong cơn bão lũ đã toả sáng, lan toả các giá trị nhân ái trong cộng đồng.

 

 

Kết đoạn

– Khái quát vấn đề/ truyền tải thông điệp sống (hướng mọi người cùng nhận thức, hành động đúng)

Cách lập luận: mục đích đúng, chúng ta hãy tiếp tục hành động đúng (phát huy lan toả tinh thần của hoạt động A). Làm được như vây, ta  sẽ  đạt được kết quả tốt (không chỉ làm cho cuộc sống của mỗi người thực sự có ý nghĩa mà còn đem đến những lợi ích có ý nghĩa nhân văn với cộng đồng).

Lưu ý: Có thể nhập phần Bài học nhận thức và hành động (ở phần thân bài) với phần kết bài

+ Đoạn văn hoàn chỉnh:

Cùng với nhiều chương trình thiện nguyện xuất phát từ lòng nhân ái phong trào hỗ trợ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ là một hoạt động, một nghĩa cử cao đẹp đáng trân quý. Đây là một phong trào thiện được nhiều người quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình. Phong trào không chỉ nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức mà còn nhận được sự quyên góp tích cực của đồng bào cả nước, từ Bắc đến Nam. Những ngày tháng 10, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung đã gây tổn thất, thiệt hại to lớn về người và tài sản, đẩy đồng bào miền trung vào cảnh màn trời, chiếu đất. Xót xa khúc ruột miền Trung “oằn” mình trong gian khó, không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, vùng miền, nhiều cá nhân, tổ chức sẵn sàng ủng hộ, quyên góp, hỗ trợ bà con vùng lũ. Lòng nhân ái, nghĩa đồng bào đã khơi dậy thiện tâm trong mỗi người Việt. Người dân cả nước đã và đang sẵn sàng hướng về miền Trung, cùng bà con vượt qua hậu quả của bão lũ. Một làn sóng mang tên “nhân đạo, từ thiện” dâng lên mạnh mẽ trong cộng đồng, chạy đua với lũ bão để giúp đồng bào ở vùng thiên tai. Từ em học sinh góp giấy “kế hoạch nhỏ” hay đập heo đất đến những cụ già còng lưng cõng thùng mì, quần áo cũ đến đóng góp ở điểm tiếp nhận cứu trợ, từ nguồn của cán bộ, công nhân đóng góp từ ngày công, ngày lương đến nguồn của những tập đoàn lớn hàng nghìn tỷ đồng.Đâu đâu cũng sáng đèn, thâu đêm chuẩn bị hàng cứu trợ. Đặc biệt, nhiều văn nghệ sỹ đã đi đầu trong việc kêu gọi sự ủng hộ của các mạnh thường quân cùng hỗ trợ đồng bào vùng lũ. Nổi bật là ca sỹ Thủy Tiên với số tiền vận động được công bố lên đến hơn 100 tỷ đồng; danh hài Trấn Thành kêu gọi hỗ trợ được hơn 4 tỷ,  vợ chồng Lý Hải – Minh Hà  cùng những người bạn góp 4 tỷ đồng,… Những hành động mang ý nghĩa nhân văn này đã và đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng và nhanh chóng trở thành làn sóng lan tỏa tấm lòng nhân ái, rộng khắp trong toàn xã hội. Phong trào không chỉ giúp đồng bào miền trung khắc phục  khó khăn do bão lũ gây ra tạo điều kiện cho đồng bào sớm ổn định cuộc sống mà còn xoa dịu nỗi đau, tiếp thêm sức mạnh,  niềm tin, hy vọng giúp họ vượt lên số phận. Tình người trong cơn bão lũ đã toả sáng trong cộng đồng. Hãy tiếp tục lan toả  sức mạnh của lòng nhân ái để đem đến những điều tốt đẹp nhất cho người dân vùng lũ miền trung và  góp phần làm đẹp cho đời bởi chỉ có yêu thương và nhận yêu thương mới đem đến cho chúng ta hạnh phúc thật sự trên đời.

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *