Tư tưởng đạo lý

NLXH Bàn luận về ý nghĩa về giá trị của lòng trung thực trong cuộc sống

Đề bài: Bàn luận về ý nghĩa về giá trị của lòng trung thực trong cuộc sống

Dàn ý NLXH bàn luận về ý nghĩa về giá trị của lòng trung thực trong cuộc sống

*Yêu cầu về hình thức: Bài văn nghị luận

*Yêu cầu về nội dung: nghị luận suy nghĩ của em về giá trị của lòng trung thực

 Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận (giá trị của lòng trung thực)

Mỗi người sinh ra đều có một kho báu vô giá, đó là trí tuệ để suy nghĩ và trái tim để cảm nhận yêu thương. Tuy nhiên, để khai thác được kho báu này, chúng ta cần phải xác định và phát triển những giá trị cốt lõi của bản thân, trong đó có lòng trung thực – một yếu tố quan trọng giúp chúng ta trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn trong cuộc sống.

Thân đoạn: Nêu rõ những giá trị của lòng trung thực

– Giải thích:

+ “Trung thực” là thành thực với mọi người, với công việc và với chính mình; chân thật trong cả lời nói lẫn hành động.

+Tính trung thực không chỉ đơn thuần là việc nói dối hay không nói dối. Nó đòi hỏi sự thành thực với tất cả mọi người xung quanh chúng ta, với công việc mà chúng ta đảm nhiệm, và quan trọng nhất, với chính bản thân mình. Điều này có nghĩa rằng chúng ta phải thể hiện tính trung thực không chỉ trong lời nói mà còn trong hành động hàng ngày của mình.

==> Trung thực là một phẩm chất đáng quý của con người. Nó là một trong những thước đo để đánh giá đạo đức, phẩm chất, lối sống của mỗi người. Nó giúp chúng ta hoàn thiên bản thân mình hơn.

Biểu hiện:

+ Ngay thẳng, thật thà, không gian xảo, dối trá, không lừa mình dối người: Tính trung thực yêu cầu chúng ta nói lời thật lòng và hành động không gian xảo, không dối trá ngay cả khi chúng ta cảm thấy thế có lợi.

+Tuân thủ mọi quy định của pháp luật, mọi chuẩn mực đạo đức văn hóa: Tính trung thực đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ luật pháp và các nguyên tắc đạo đức xã hội, không vi phạm những quy định này vì lợi ích cá nhân. Nói đi đôi với làm, nói được làm được: Tính trung thực bao gồm việc duy trì sự thích ứng giữa lời nói và hành động của chúng ta. Chúng ta không nên hứa hẹn điều gì mà không thể thực hiện được.

+Có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình: Tính trung thực đòi hỏi chúng ta phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói và làm, và sẵn sàng chịu hậu quả của những lời nói và hành động đó.

– Ý nghĩa:

+  Trung thực tạo niềm tin cho người khác và bản thân mình. Cuộc sống rất cần có niềm tin. Khi ta nói phải có người tin đó là đúng, khi ta làm phải có người tin đó là sự thật. Không trung thưc, nói dối, bịa đặt cũng đồng nghĩa với việc ta đã  đánh mất niềm tin ở mọi người xung quanh. Cuộc sống sẽ thật đáng sợ nếu không ai tin ta. Sống như vậy nếu có đạt được thành công cũng sẽ là vô giá trị.

+ Trung thực tạo cho tâm hồn được thảnh thơi, nó giúp ta giữ được nhân phẩm, phẩm giá của mình Thẳng thắn, trung thực khiến con người không phải sống với những lo lắng, bất an bị người khác phát hiện, bị phơi bày sự thật.

+Trung thực giúp con người nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân, nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình. Ngược lại không trung thực, ta sẽ thích nghe những lời đường mật, nịnh hót, mất đi cơ hội để tự hoàn thiện bản thân.

+Trung thực tạo sự dũng cảm, kiên định, là sức mạnh giúp con người đương đầu với lừa dối, lọc lừa. Trung thực còn là gốc rễ để hình thành những phẩm chất tốt đẹp ở đời, là cơ sở tạo nên sự hiếu nghĩa với cha mẹ, sự tín nghĩa với bạn bè, sự trung thành với lí tưởng, nhân dân, tổ quốc. Như thế có nghĩa là trung thực góp phần làm cho xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển.                                                                                                                                                                    +Dẫn chứng:  Lịch sử và cuộc sống có nhiều tấm gương về sự trung thực của con người, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải và sự công bằng ở đời. Thời Trần, Chu Văn An bậc danh nho nổi tiếng dâng thất trảm sớ xin chém bẩy gian thần nhưng không được vua chấp nhận đã xin cáo quan về ở ẩn.

– Đối lập-mở rộng:

+ Hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân sống không trung thực, dối trá, và lừa lọc, chỉ vì lợi ích cá nhân mà họ làm ra những hành động đi ngược lại với đạo đức và pháp luật. Điều này dẫn đến sự tha hóa đạo đức trong xã hội, làm mất niềm tin và khiến mọi người không thể tin tưởng vào người khác. Nó cũng gây ra sự mất mát về nhân cách và đạo đức, và ngăn chặn sự phát triển bền vững của xã hội.

– Bài học:

+Chúng ta cần rèn luyện tính trung thực ngay từ những điều nhỏ nhất, đừng nói dối, đừng gian lận trong bất cứ việc gì. Đồng thời chúng ta cũng cần phải có bản lĩnh, có sự tỉnh táo để tránh mắc những sai lầm không đáng có.

+Là học sinh, chúng ta cần rèn luyện tính trung thực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cần rèn luyện cho mình tính thật thà bởi “thật thà là cha nói dối”, tạo cho mình thói quen học thật, thi thật, không gian lận trong thi cử. Có như thế chúng ta mới được mọi người coi trọng và yêu thương.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề +Thông điệp

 Lòng trung thực là bài học quý giá mà cuộc đời đã góp nhặt dâng tặng cho mỗi chúng ta hôm nay. Giống như giọt mật ong được chắt chiu từ công sức lao động của những chú ong chăm chỉ để lại cho đời. Mang theo hành trang này bên mình, tôi tin, những người trẻ chúng ta khi mang trong mình trái tim của sự trung thực chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong tương lai không xa.

Bài văn mẫu NLXH bàn luận về ý nghĩa về giá trị của lòng trung thực trong cuộc sống

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *