Đề bài: Viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của thái độ sống chân thành.
Dàn ý NLXH về ý nghĩa của thái độ sống chân thành
Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của thái độ sống chân thành
Cuộc sống giống như một tấm gương phản chiếu những điều ta trao đi. Trong muôn vàn phẩm chất đáng quý của con người, sống chân thành luôn là thứ ánh sáng âm thầm nhưng mạnh mẽ, có thể chạm đến trái tim của người khác. Khi ta sống bằng sự thật lòng, không toan tính, không giả dối, thì mối quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi và đáng tin cậy hơn. Chân thành không cần tô vẽ, cũng chẳng cần lời hoa mỹ, chỉ cần xuất phát từ trái tim, nó đã đủ để tạo nên giá trị sâu sắc và nhân văn cho mỗi con người trong hành trình sống của mình.
Thân đoạn: Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nhưng phải làm rõ ý nghĩa của thái độ sống chân thành trong cuộc sống.
Có thể triển khai theo hướng:
– Giải thích: Thái độ sống chân thành là cách con con người sống thật thà,đối xử với nhau bằng tấm lòng, bằng tình yêu thương không toan tính, vụ lợi…
– Ý nghĩa của thái độ sống chân thành:
+ Thái độ sống chân thành là nền tảng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nhờ có sự chân thành mà con người biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ nhau xây dựng cuộc sống thêm tốt đẹp.
+ Khi sống chân thành, tâm hồn con người luôn thanh thản, giúp con người có niềm tin vào bản thân và hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
+ Người sống chân thành.cũng luôn tạo được niềm tin với mọi người và được yêu mến, tôn trọng.
+ Thái độ sống chân thành có sức lan toả rộng , tạo nên cảm xúc tích cực trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh.
(HS lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh)
– Phê phán: Trái ngược với chân thành là là lối sống giả tạo, gian dối vụ lợi hoặc thờ ơ, vô cảm. Lối sống này làm nảy sinh nhiều tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nhân cách và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
– Bài học nhận thức và hành động:
+ Thái độ sống chân thành là mục tiêu mà mỗi người cần hướng tới. Hãy chân thành với gia đình, bạn bè, mọi người. Nhưng trên hết, hãy học cách sống chân thành với chính bản thân.
+ Là học sinh,chúng ta cần rèn luyện để biết cư xử với mọi người một cách chân thành.
Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề:
Hãy luôn thể hiện sự chân thành của mình trong mọi hoàn cảnh. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên bằng phẳng và dễ dàng hơn nếu ta luôn sống chân thành.
Không phải ai sinh ra cũng biết sống chân thành, nhưng ai cũng có thể học cách để sống thật với chính mình và với người khác. Khi xã hội ngày càng đề cao sự thành công, danh tiếng hay vẻ ngoài bóng bẩy, thì người sống chân thành giống như ngọn gió lành thổi vào lòng người sự ấm áp và tin cậy. Thái độ sống ấy không chỉ giúp ta được yêu mến, tôn trọng mà còn là chiếc chìa khóa mở ra những mối quan hệ bền vững, tử tế. Và trên hết, sống chân thành là cách ta giữ cho lòng mình luôn bình yên, để không lạc mất điều đẹp đẽ nhất trong mỗi con người: sự tử tế và thật lòng.