Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về cách làm thế nào để có suy nghĩ và thái độ sống tích cực
Dàn ý NLXH bàn về vấn đề: Làm thế nào để có suy nghĩ và thái độ sống tích cực
Mở đoạn
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Cách làm thế nào để có được suy nghĩ và thái độ sống tích cực.
Trong dòng chảy bất tận của cuộc sống, mỗi người đều phải đối diện với vô vàn thử thách và nghịch cảnh. Có những người buông xuôi trước khó khăn, nhưng cũng có những người luôn giữ vững tinh thần lạc quan, biến mọi trở ngại thành cơ hội để trưởng thành. Điều gì tạo nên sự khác biệt ấy? Đó chính là cách suy nghĩ và thái độ sống của mỗi người. Suy nghĩ và thái độ sống tích cực không chỉ giúp chúng ta tìm ra hướng giải quyết trong những tình huống bế tắc mà còn mang lại niềm tin và sức mạnh để vươn lên. Vậy làm thế nào để có được một suy nghĩ và thái độ sống tích cực trong cuộc sống hiện đại đầy biến động này?
Thân đoạn
a) Giải thích
Suy nghĩ, thái độ sống tích cực là gì? Là tư duy, nhìn nhận, thái độ ứng xử với mọi sự việc, sự vật, vấn đề theo hướng lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp, từ đó thấy được cách giải quyết vấn đề và hướng đến thành công.
b) Bàn luận
– Tại sao cần có suy nghĩ và thái độ sống tích cực?
+Giúp con người duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ, đối diện với khó khăn thử thách một cách chủ động, không buông xuôi.
+Giúp khám phá, tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, có ích cho bản thân và xã hội.
– Làm thế nào để có suy nghĩ và thái độ sống tích cực:
+Hiểu quy luật vận động của cuộc sống: không có gì là mãi mãi, sau cơn mưa trời lại sáng.
+Rèn luyện thói quen nhìn nhận đa chiều, không vội vàng bi quan trước khó khăn.
+Học hỏi, đọc sách, nghe kể về những tấm gương vượt khó, sống nghị lực.
+Rèn luyện bản thân qua trải nghiệm thực tế, kiên trì hành động để đạt mục tiêu.
+Khi gặp khó khăn, không than vãn mà tập trung tìm giải pháp, kiên định với niềm tin vào tương lai tốt đẹp.
– Phê phán những người sống bi quan, tiêu cực, dễ nản lòng trước khó khăn; đồng thời cũng không ảo tưởng sức mạnh, không tự huyễn hoặc bản thân.
c) Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức tầm quan trọng của tư duy và thái độ sống tích cực.
– Rèn luyện thói quen tư duy tích cực, sống chủ động, học hỏi, khám phá, đặt mục tiêu rõ ràng.
– Luôn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời, chủ động đón nhận và vượt qua thử thách.
Kết đoạn
– Khẳng định lại giá trị của suy nghĩ và thái độ sống tích cực.
– Mở rộng liên hệ: Tích cực không chỉ là lối sống đẹp cho bản thân mà còn truyền cảm hứng, tạo động lực cho người khác.