Đề bài: Bàn luận về lối sống đố kỵ với người khác
Dàn ý NLXH Bàn luận về lối sống đố kỵ với người khác
*Yêu cầu về hình thức: Bài văn nghị luận
*Yêu cầu về nội dung: nghị luận về vấn đề lối sống luôn đố kị với người khác
Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận (lối sống luôn có sự đố kị với người khác)
Cuộc đời của con người giống như một cuốn nhật ký. Mỗi ngày chúng ta lại viết nên những trang giấy nhiều điều: có niềm vui, cũng có nỗi buồn, có thành công, cũng có thất bại. Trên hành trình để hoàn thiện cuốn nhật kí cho riêng mình, chúng ta cần phải nhận ra được bài học từ vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị. Để rồi đến khi khép trang nhật kí lại, mỗi người đều cảm thấy mãn nguyện, tự hào về những năm tháng mình đã không sống hoài, sống phí…
Thân bài: Trình bày cụ thể: Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị
– Giải thích: Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận, thậm chí có suy nghĩ, hành động bài trừ, chê bai, không thừa nhận đối với những thành tựu của người khác.
– Biểu hiện:
+Ai trong cuộc sống này cũng đôi khi so sánh, chạnh lòng trước những may mắn mà người khác có được và tủi thân cho những điều mà mình phải gánh chịu. Song, nếu đứng trước điều tốt đẹp mà người khác có ta hằn học, ghen ghét, thù hận và tìm mọi cách để hất bỏ thành quả của họ thì đó chính là hành động đầy đố kị không nên có ở cuộc đời này.
+Biểu hiện của sự đố kị còn là trong bất cứ việc gì, trong bất cứ điều gì ta cũng không muốn họ hơn mình, vượt qua mình, muốn mọi người phải thấp kém, bất hạnh hơn mình thì mới cảm thấy thoả mãn và thích thú.
-Tác động:
Tiêu cực:
+ Một người sống đố kị thì sẽ không có ý chí phấn đấu. Họ chỉ muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỷ tăng lên. Kẻ đố kị luôn chán nản, bỏ cuộc dẫn đến liên tục thất bại. Từ đó thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỷ, tự hạ thấp giá trị bản thân mình và từ đó sẽ bị mọi người coi thương, xa lánh, ghét bỏ
+ Người có lối sống không có sự đố kị là người có đức hi sinh, có đạo đức, có ý chí, lòng quả cảm, sống trung thực, có tấm lòng vị tha, khoan dung, độ lượng… khiến những người xung quanh tin tưởng và yên mến.
+ Người có lối sống không có sự đố kị sẽ tạo nên sức mạnh làm thay đổi bộ mặt xã hội, tất cả đều hướng thiện, hướng về chân lí, lẽ phải, cái tốt, cái đẹp; làm cho cái xấu, cái ác không có chỗ nương thân…
Tích cực:
+ Lối sống không có sự đố kị là người có lối sống lành mạnh, phong phú; sống có lý tưởng, sống phù hợp với thời đại và hoàn cảnh sẽ khiến bản thân ta luôn cảm thấy hạnh phúc, an nhiên và bình an nơi tâm hồn.
+ Sống đố kị sẽ làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho bản thân người có lòng đố kị luôn căng thẳng, bức bối, không thoải mái, thậm chí là đau đớn. Bởi kẻ đố kị không chấp nhận thực tế người khác hơn mình. Vì vậy, khi ta sống không đố kị là lúc bản thân luôn nhìn cuộc sống bằng ánh mắt tích cực, suy nghĩ lạc quan và tốt đẹp.
+ Người sống không có sự đố kị sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngợi ca và luôn tận tình giúp đỡ khi ta khó khăn, gặp trở ngại trên hành trình mình sẽ đi, đang đi…
+Lối sống không có sự đố kị sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn vì thế mà xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp.
+ Dẫn chứng: Người anh trong truyện “Cây khế” vì tham lam đố kị mà tự hại chính mình ngược lại, người em sống vô tư, rộng lượng thì lại có kết quả tốt đẹp
– Đối lập-mở rộng: Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống với tấm lòng chân thành, yêu thương rộng mở; biết chấp nhận cuộc sống bản thân và hoàn thiện nó; không tranh đua, ghen ghét, nhòm ngó cuộc sống của người khác,… Những người này sẽ luôn thấy được vẻ đẹp của cuộc đời, ý nghĩa của cuộc sống và là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, đó chính là cái đẹp cao cả của một cuộc sống không có lòng đố kị.
– Bài học:
+ Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim”
+Hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu.
+Luôn rèn luyện bản thân mình theo lối sống nhân ái, trân trọng và ca ngợi những con người sống ích kỉ, luôn nghĩ cho người khác trong cuộc sống.
Kết bài:Khẳng định lại vấn đề +Thông điệp
Không ai có quyền hưởng thụ hạnh phúc mà không tạo ra nó, thành công không đến với ta một cách tự nhiên. Bạn phải vượt qua muôn vàn thử thách, thất bại trên con đường thành công đó. Ý nghĩa cuộc sống chẳng phải được đo bằng thời gian cuộc đời, mà đó là những giá trị bạn làm nên cho bản thân và cống hiển cho xã hội. Vì vậy hãy học cách sống bằng một trái tim không đố kị để ngày càng sống tốt hơn.
Bài văn mẫu NLXH Bàn luận về lối sống đố kỵ với người khác