Hiện tượng đời sống

NLXH Từ bỏ thói quen ghen tị với người khác

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về vấn đề cần Từ bỏ thói quen ghen tị với người khác

Dàn ý NLXH Về vấn đề cần Từ bỏ thói quen ghen tị với người khác

Mở bài:

* Giới thiệu và nêu vấn đề nghị luận

– Giới thiệu: Trong xã hội chúng ta đang sống, sự chênh lệch về sở hữu và khác biệt giữa mọi người ngày càng mở rộng. Phản ứng trong cách nhìn và thái độ của mỗi người trước điều đó có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần và mối quan hệ xã hội.

– Nêu vấn đề: Thói quen so sánh, ghen tị với người khác rất cần được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.

Trong cuộc sống, ai cũng từng ít nhất một lần cảm thấy ghen tị khi nhìn thấy thành công, hạnh phúc hay may mắn của người khác. Thói quen ghen tị không chỉ làm cho tâm hồn con người trở nên tiêu cực, mà còn ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội và sự phát triển bản thân. Vì vậy, việc từ bỏ thói quen ghen tị với người khác là một bài học quan trọng giúp mỗi người sống tích cực hơn và xây dựng được cuộc sống ý nghĩa, hòa hợp.

Thân bài:

* Khái niệm của việc so sánh, ghen tị với người khác là gì?

Ghen tị (đố kỵ) là một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó.

Luận điểm 1. Phân tích các khía cạnh của vấn đề

Biểu hiện của người hay so sánh, ghen tị với người khác. Bạn sẽ có cảm giác tức tối khi người khác hơn mình hay ganh ghét với những người giỏi hơn mình. Khi bạn có lòng so sánh, ghen tị với người khác, chính bạn có thể đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh của họ.

+ Trong gia đình, anh chị em ganh đua cạnh tranh nhau rất phổ biến. Ghen tị gia đình có thể ảnh hưởng đến tất cả các lứa tuổi và các thành viên khác nhau của bất cứ gia đình nào. Ghen tỵ, tỵ nạnh này có thể phát sinh từ sự thiếu quan tâm từ một thành viên cụ thể trong gia đình hoặc sự thiếu công bằng, sự thiên vị trong cách đối xử giữa những thành viên trong gia đình như: ghẻ lạnh, lạnh nhạt, ưu ái, cưng chiều có phân biệt một cách quá mức

+ Trong công việc, ghen tỵ tại nơi làm việc không phải là hiếm. Mọi người có thể trải nghiệm ghen tị của một người khác trong thực tế rằng một trong những người cảm thấy như họ đang mất đi một cái gì đó hoặc một lợi thế, ưu thế cho người khác hoặc ai đó khác. Đây là loại ghen tỵ thường thấy giữa các đồng nghiệp ở các vị trí công việc tương tự. Nếu một nhân viên nhận được phản hồi tích cực từ các ông chủ trong khi các nhân viên khác cảm thấy như họ xứng đáng đó, thông tin phản hồi tích cực ghen tị có thể phát sinh, đặc biệt là khi có sự nâng lương, tuyên dương, khen thưởng, đề bạt hoặc thăng chức.

Ghen tị giữa các đồng nghiệp cũng có thể phát sinh nếu các nhân viên đang làm việc cho tăng lương hoặc cố gắng để vượt qua mỗi khác cho các vị trí công việc tương tự để đạt thành tích cao hơn hay chỉ với mục đích là lập công lao với cấp trên để chứng tỏ mình và nhận được sự chú ý từ cấp trên. Một lần nữa, sự quan tâm nhận được đối với một nhân viên và không phải là khác có thể gây ra những cảm xúc mãnh liệt của ganh đua để phát triển.

Phân loại ghen tị: Ghen tị ác ý được coi là một cảm xúc khó chịu khiến người ghen tị muốn hạ bệ những người được coi là tốt hơn mình hoặc có những gì mà bản thân không có dẫn đến tạo ra phản ứng tiêu cực. Ghen tị thiện ý có thể có tác động tích cực, liên quan đến sự công nhận của người khác, nhưng khiến người đó mong muốn và khao khát cũng được trở nên như vậy. Nó có thể cung cấp động lực thi đua, cải thiện, suy nghĩ tích cực về người kia với sự ngưỡng mộ họ. Ghen tị thiện ý nếu được xử lý đúng cách, có thể ảnh hưởng tích cực đến tương lai của một người bằng cách thúc đẩy họ trở thành một người tốt hơn và thành công hơn.

– Nguyên nhân của việc so sánh, ghen tị với người khác: ganh tỵ, đố kỵ đối với nhiều người có thể liên quan đến:

+ Nỗi lo sợ mất mát

+ Nghi ngờ hoặc tức giận về một sự phản bội trong tâm thức hay nhận thức

+ Tự hạ thấp lòng tự trọng và nỗi buồn mất mát

+ Sự thiếu chắc chắn, thiếu tự tin và sự cô đơn

+ Sơ mất đi một người quan trọng khác hoặc một cái gì quan trọng khác

+ Tâm lý không tin tưởng

+ Cảm giác mặc cảm tự ti

+ Sự bất bình đẳng trong hoàn cảnh

– Ý chí hướng tới người ghen tị thường đi kèm với cảm giác tội lỗi về những cảm xúc

+ Mong muốn có động lực để cải thiện hoặc phát triển

+ Mong muốn có phẩm chất hay sự hấp dẫn của đối thủ

– Tác hại:

+ Phá hoại các mối quan hệ của chính bạn cũng như của người khác.

+ Cuộc sống không thoải mái sẽ khiến cho bạn luôn nghĩ cách hãm hại người khác. và cũng làm hại cả bản thân.

+ Làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho bản thân bạn luôn căng thẳng, bức bối, không thoải mái.

– Bài học bạn cần rút ra là:

+ Việc ghen ghét và so sánh mình với người khác là tỉnh xấu của con người cần phải loại trừ. Vì thế bản thân bạn rất cần có lòng cao thượng khoan dung rộng rãi.

* Bạn cũng cần hướng tới một tính thần cạnh tranh lành mạnh, cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn

Luận điểm 2. Giải pháp khắc phục thói so sánh, ghen tị với người khác

– Học cách chấp nhận: Bạn sẽ không thể có được tất cả mọi thứ bạn muốn dù có cố gắng thế nào và vẫn có nhiều người may mắn hơn bạn. Điều quan trọng là bạn phải chấp nhận sự thật và dừng việc cố gắng sở hữu mọi thứ trên đời;

– Vui vẻ là chính mình:Hãy dành thời gian để vui vẻ với chính mình và thực sự học cách yêu bản thân. Dành thời gian một mình và đánh giá cao công việc bạn đang làm;

– Tập trung vào phẩm chất tốt của mình:Mặc dù vẫn còn có một vài điều bạn thiếu sót nhưng hãy tập trung vào những phần trong cuộc sống mà bạn yêu thích, chẳng hạn như các mối quan hệ tốt hoặc công việc tuyệt vời.

–  Làm những điều bạn yêu thích nhiều hơn: Nếu bạn dành nhiều thời gian để ước muốn mình giống bạn bè của mình hơn thì đó có thể là vì bạn đã không làm nhiều điều khiến bạn tự hào ở bản thân. Lúc này, bạn có thể làm những việc mình thích, thử sức những công việc khó để phát triển các kỹ năng hữu ích. Càng làm nhiều để cải thiện bản thân, bạn càng hạnh phúc khi được là chính mình;

–  Theo đuổi ước mơ: Nếu bạn ghen tỵ với người nào đó vì họ đã có can đảm theo đuổi ước mơ của họ hoặc ghen tỵ khi người khác được thành tích cao, bạn nên học tập, làm việc chăm chỉ hơn hoặc nghĩ đến việc thay đổi định hướng để có thể làm những gì bạn thực sự muốn;

Đặt mục tiêu cho chính mình và theo đuổi mục tiêu: Nếu thành công với mục tiêu đặt ra, bạn sẽ tự hào về khả năng của mình và sẽ cố gắng thiết lập các mục tiêu khác cho chính mình.

Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề so sánh, đố kị với người khác là vấn đề phức tạp, khó kiểm soát trong thực tế đời sống và chi phối đến từng cá nhân và cộng đồng rất cần được xem xét, tuyên truyền giáo dục

– Rút ra bài học cho bên thông là một thi học sinh, bạn nên hiện đồng thời quen ghen tị (so sánh, đố kị) với người khác, biết kiến chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân trước sự thành công, sự sở hữu vu tội của người khác, cố gắng phấn đấu vươn lên để đạt được những mục tiêu của mình và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo

Từ bỏ thói quen ghen tị không phải là điều dễ dàng, nhưng đó là bước đầu tiên để mỗi người có thể trưởng thành và hoàn thiện bản thân. Khi không còn bị chi phối bởi sự ganh ghét, chúng ta sẽ biết trân trọng giá trị của chính mình, đồng thời học hỏi và cảm thông với người khác. Chính từ đó, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn và các mối quan hệ xã hội cũng ngày càng bền chặt, tốt đẹp hơn.

Bài văn mẫu NLXH Về vấn đề cần Từ bỏ thói quen ghen tị với người khác

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *