Hiện tượng đời sống

NLXH về vấn đề rác thải nhựa trong cuộc sống của chúng ta hiện nay

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề rác thải nhựa trong cuộc sống của chúng ta hiện nay

Dàn ý NLXH về vấn đề rác thải nhựa trong cuộc sống của chúng ta hiện nay

*Yêu cầu về hình thức: Bài văn nghị luận

*Yêu cầu về nội dung: nghị luận về vấn đề rác thải nhựa trong cuộc sống của chúng ta hiện nay

Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận (rác thải nhựa trong cuộc sống hiện nay)

 Rác thải nhựa, hay được gọi là ‘Ô nhiễm trắng’, là một mối đe dọa đang đe doạ và sẵn sàng phá hủy môi trường toàn cầu. Có gì đáng sợ hơn khi các sản phẩm nhựa được ưa chuộng, được ưu tiên sử dụng, nhưng khi không cần dùng nữa, chúng lại còn đọng lại trong môi trường sống của chúng ta hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Vấn đề của rác thải nhựa cho đến nay vẫn chưa được giải quyết, và có thể sẽ mất rất nhiều thời gian nữa để giải quyết triệt để. Mỗi người cần nhìn nhận rõ về bản chất của nhựa và tác động tiêu cực của chúng đến môi trường và sức khỏe của chính mình.

Thân bài:Trình bày cụ thể vấn đề rác thải nhựa trong cuộc sống hiện nay

 – Giải thích:

+Rác thải nhưa: Là các sản phẩm làm từ nhựa đã qua sử dụng và bị bỏ đi. Một số loại rác thải nhựa: Túi nilon, chai nhựa, ống hút, ca, cốc nhựa,

+Đặc điểm của rác thải nhựa: khó phân hủy (vài trăm đến vài nghìn năm), gây ô nhiễm môi trường

==>Một trong những loại rác thải gây ra nhiều vấn đề nhức nhối về môi trường và sức khoẻ của con người hiện nay

– Hiện trạng:

+ Việc xử lí rác thải là một vấn đề đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo số liệu năm 1900, đã có khoảng 220 triệu người sống ở các thành phố, tạo ra ít nhất 300.000 tấn chất thải rắn mỗi ngày. Một trăm năm sau, hơn 2,9 tỷ người sống ở các thành phố và tạo ra hơn 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày. Hiệp hội Chất thải rắn quốc tế (ISWA) nêu bật ‘tình trạng khẩn cấp toàn cầu’ đối với lượng rác thải ảnh hưởng đến cuộc sống.

+Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tình trạng rác thải đáng lo ngại nhất. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 17 về rác thải nhựa. Không cần những con số, chúng ta vẫn thấy qua hình ảnh rác ở Việt Nam. Rác tràn lan ở khắp mọi nơi: từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền ra biển.

– Nguyên nhân:

+ Do thói quen lạm dụng nhựa sử dụng một lần, với sự tiên lợi, giá rẻ, chi phí thấp trong sản xuất, lại cùng với việc sử dụng được trong rất nhiều lĩnh vực tiêu dùng của đời sống: đựng thực phẩm, làm đò trang sức, vât dụng gia đình…

+Năng lực quản lý yếu kém: Số lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường và sức khỏe cộng đồng.

+Công tác phân loại rác, xử lý rác thải còn hạn chế do chưa có nhiều máy móc hiện đại, tiến bộ, kinh phí để xử lí rác thải nhựa.

+Ý thức của người dân vẫn còn kém: Người dân chưa có ý thức đúng đắn về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm rác thải nhựa đối với môi trường, đặc biệt là môi trường biển.

– Hậu quả:

+ Số lượng rác thải nhựa và túi nilon được tiêu thụ ngày càng tăng lên, đe dọa đến sức khỏe con người và môi trường sống. Đây là một gánh nặng nghiêm trọng đối với môi trường và cần phải có các giải pháp kịp thời và hữu hiệu để giải quyết.

+Rác thải nhựa gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Nếu không có biện pháp hữu hiệu, tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

+Hàng ngày, rác thải nhựa đang tác động tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe con người, khiến trái đất có nguy cơ ô nhiễm cao, biến đối khí hậu càng ngày càng có xu hướng tiêu cực tác động lên tất cả các quốc gia trên thế giới.

+Dẫn chứng: Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Đây là con số vô cùng kinh hoàng, đặt ra cảnh báo cấp bách cho tất cả mọi người, tất cả các quốc gia trên thế giới.

– Đối lập-mở rộng:

+ Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

-Giải pháp:

+ Hạn chế việc sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa một lần sử dụng. Như ở các quốc gia châu Âu, mọi người thường mang theo túi của họ và tái sử dụng túi vải khi đi mua sắm để giảm lượng túi nilon không cần thiết.

+Tái chế: Thay vì vứt đi, chúng ta có thể tái chế chúng thành các vật dụng trong nhà hoặc hãy phân loại rác để dễ dàng tái chế ở các cơ sở sau này. Điều này đã được rất nhiều quốc gia trong đó để khuyến khích việc thu gom nhựa để tái chế, ở Thổ Nhĩ Kỳ, rác thải nhựa có thể đổi lấy vé tàu.

+Vật liệu thay thế: Đầu tư vào nhựa sinh học để thay thế nhựa nhựa plastic là một hướng đi mới, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể thực hiện các biện pháp như áp thuế cao hoặc cấm sản xuất, sử dụng nhựa plastic, đặc biệt là các sản phẩm sử dụng một lần.

Kết bài:Khẳng định lại vấn đề +Thông điệp

Hãy hành động để bảo vệ môi trường tránh khỏi ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra ngay từ hành động nhỏ bé ngày hôm nay nơi ý thức và hành vi của mỗi người trong việc sử dụng sản phẩm nhựa sẽ quyết định liệu vấn đề rác thải nhựa có được giải quyết hay không. Hãy lan tỏa thông điệp về sự cần thiết của việc dừng sử dụng sản phẩm nhựa một lần và tạo ra một môi trường sống trong lành cho tất cả mọi người.

Bài văn mẫu NLXH về vấn đề rác thải nhựa trong cuộc sống của chúng ta hiện nay

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *